Chuyện anh chàng tham ăn với vợ


Có một học trò của vị giáo sư trứ danh Disapa tên là Pingutta vừa lòng thầy nên thầy gả con gái cho. Cô thiếu nữ nầy rất đẹp. Nhưng Pingutta là người xấu số, nên khi về với vợ khiến anh không vừa ý vợ, không chịu đồng tịch đồng sàng với vợ, bởi anh là người ít phước.

Cách một tuần sau khi đã làm lễ thành hôn. Anh Pingutta xin phép cha mẹ vợ trở về xứ. Đi đường xa mệt nhọc anh đói khát gặp một cây sung có trái chín. Anh bèn leo lên bẻ trái ăn. Vợ ở dưới xin vài trái ăn, anh nói:

        Vậy có chân tay để làm gì?

Vợ biết chồng không cho, nàng phải trèo lên để kiếm ăn. Anh chồng thấy thế, lén lần xuống đến gốc lấy gai chất chung quanh cây sung, rồi bỏ đi mất. Vợ anh xuống không được kêu la, khóc kể. Hạnh phúc cho nàng, ngày ấy có Đức vua ngự đi ngoạn cảnh nghe người than khóc, bèn dạy quan quân đi tìm xem và hỏi thăm, rồi đem nàng về phong làm Hoàng hậu.

Ngày khác, Đức vua ngự đi ra khỏi thành, hai bên dân gian lo quét dọn. Lúc ấy, Hoàng hậu thấy anh Pingutta chồng cũ đang cắm cúi quét đường, Hoàng hậu cười.

Đức vua thấy bèn hỏi:

        Cớ sao Hậu cười?

        Tâu vì thần thiếp thấy chồng cũ bỏ thần thiếp, rồi hôm nay phải bị làm công việc như vậy nên cười.

Đức vua nghe tâu không tin cho, nên Ngài thịnh nộ rút gươm cầm trong tay và Đức vua hỏi ý kiến bốn vị giáo sư.

Bốn vị giáo sư tâu rằng:

        Tâu, chẳng nên tin lời phụ nữ, chúng tôi chưa từng thấy người nào có vợ xinh đẹp như vầy mà từ bỏ cho đành.

Đức vua liền hỏi Bồ Tát, Bồ Tát nói:


        Tâu, lệ thường, kẻ có tội với người hữu phước xa nhau lắm, cũng như trời với đất, hoặc như bờ biển đây với bờ biển kia. Kẻ có tội hoặc ít phước không bao giờ ở chung cùng người đại phước được, lời của lệnh Hoàng hậu rất đúng.

Đức vua nghe hữu lý nên nói:

        Nhờ con trẫm là Mahosatha mà trẫm được Hậu, bằng ta nghe lời bốn vị giáo sư kia thì đã giết Hậu rồi. Nghĩ thế nên phát tâm hoan hỷ và ban thưởng cho Đức Bồ Tát rất nhiều báu vật.

Bà Hoàng Hậu nghĩ:

        Nhờ có Mahosatha nên mệnh ta mới còn, thật là bậc ân nhân của ta.

Lập tức Hoàng hậu quỳ tâu Đức vua cho phép từ đây bà xin Mahosatha làm em ruột. Bao giờ bà có vật chi quý báu hoặc cao lương mỹ vị, bà được phép biếu cho Mahosatha là em bất kỳ là giờ phút nào. Đức vua hoan hỷ phê chuẩn, và từ đấy Hoàng hậu thường ban cấp cho Bồ Tát những vật quý giá và không bao giờ dám quên ơn cứu tử.


Xem thêm:

Chuyện anh chàng tham ăn với vợ



Chuyện anh chàng tham ăn với vợ


Có một học trò của vị giáo sư trứ danh Disapa tên là Pingutta vừa lòng thầy nên thầy gả con gái cho. Cô thiếu nữ nầy rất đẹp. Nhưng Pingutta là người xấu số, nên khi về với vợ khiến anh không vừa ý vợ, không chịu đồng tịch đồng sàng với vợ, bởi anh là người ít phước.

Cách một tuần sau khi đã làm lễ thành hôn. Anh Pingutta xin phép cha mẹ vợ trở về xứ. Đi đường xa mệt nhọc anh đói khát gặp một cây sung có trái chín. Anh bèn leo lên bẻ trái ăn. Vợ ở dưới xin vài trái ăn, anh nói:

        Vậy có chân tay để làm gì?

Vợ biết chồng không cho, nàng phải trèo lên để kiếm ăn. Anh chồng thấy thế, lén lần xuống đến gốc lấy gai chất chung quanh cây sung, rồi bỏ đi mất. Vợ anh xuống không được kêu la, khóc kể. Hạnh phúc cho nàng, ngày ấy có Đức vua ngự đi ngoạn cảnh nghe người than khóc, bèn dạy quan quân đi tìm xem và hỏi thăm, rồi đem nàng về phong làm Hoàng hậu.

Ngày khác, Đức vua ngự đi ra khỏi thành, hai bên dân gian lo quét dọn. Lúc ấy, Hoàng hậu thấy anh Pingutta chồng cũ đang cắm cúi quét đường, Hoàng hậu cười.

Đức vua thấy bèn hỏi:

        Cớ sao Hậu cười?

        Tâu vì thần thiếp thấy chồng cũ bỏ thần thiếp, rồi hôm nay phải bị làm công việc như vậy nên cười.

Đức vua nghe tâu không tin cho, nên Ngài thịnh nộ rút gươm cầm trong tay và Đức vua hỏi ý kiến bốn vị giáo sư.

Bốn vị giáo sư tâu rằng:

        Tâu, chẳng nên tin lời phụ nữ, chúng tôi chưa từng thấy người nào có vợ xinh đẹp như vầy mà từ bỏ cho đành.

Đức vua liền hỏi Bồ Tát, Bồ Tát nói:


        Tâu, lệ thường, kẻ có tội với người hữu phước xa nhau lắm, cũng như trời với đất, hoặc như bờ biển đây với bờ biển kia. Kẻ có tội hoặc ít phước không bao giờ ở chung cùng người đại phước được, lời của lệnh Hoàng hậu rất đúng.

Đức vua nghe hữu lý nên nói:

        Nhờ con trẫm là Mahosatha mà trẫm được Hậu, bằng ta nghe lời bốn vị giáo sư kia thì đã giết Hậu rồi. Nghĩ thế nên phát tâm hoan hỷ và ban thưởng cho Đức Bồ Tát rất nhiều báu vật.

Bà Hoàng Hậu nghĩ:

        Nhờ có Mahosatha nên mệnh ta mới còn, thật là bậc ân nhân của ta.

Lập tức Hoàng hậu quỳ tâu Đức vua cho phép từ đây bà xin Mahosatha làm em ruột. Bao giờ bà có vật chi quý báu hoặc cao lương mỹ vị, bà được phép biếu cho Mahosatha là em bất kỳ là giờ phút nào. Đức vua hoan hỷ phê chuẩn, và từ đấy Hoàng hậu thường ban cấp cho Bồ Tát những vật quý giá và không bao giờ dám quên ơn cứu tử.


Xem thêm:
Đọc thêm..